PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN TÙNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

       UBND HUYỆN THANH MIỆN                          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN TÙNG                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Kính thưa ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, các bậc PHHS  cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Ngộ độc thực phẩm trong học đường đang là mối quan tâm lo lắng hàng  đầu của tất cả các ngành, các cấp, của nhà trường và nhiều bậc phụ huynh.

Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân: do vi sinh vật, hoá chất  độc do bản thân thực phẩm có chất độc, do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất. Trong  mùa hè, nhiệt độ môi trường thường ở mức cao là điều kiện thuận lợi cho các vi  sinh vật gây bệnh phát triển. Vì vậy cần chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm và đặt  vấn đề này lên hàng đầu trong công tác hoạt động của bán trú nhà trường.  

1. Định nghĩa thực phẩm là gì?

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ  mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi  trường giúp con người hoạt động và làm việc.

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn là các  biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng  độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc  hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản,  phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc  ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

2. Nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng như Do Ô nhiễm môi trường, Sự  phát triển của khoa học công nghệ, Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản  xuất thực phẩm, lương thực, Do quá trình chế biến không đúng, Do quá trình  sử dụng và bảo quản không đúng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính  sau:

*Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do  virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

*Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi  để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng  lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây  độc khi được đun sôi.

*Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có  sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai  tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

*Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực  phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm  các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ  gia thực phẩm, do các chất phóng xạ, Rau sống chưa được rửa sạch cũng là một  nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

3. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:

 Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm  chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng:

- Khó chịu trong bụng và buồn nôn, nôn: là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị ngộ  độc thực phẩm. Tuỳ vào mức độ nhiễm độc mà triệu chứng nôn ói sẽ khác nhau,  có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C

 - Bị tiêu chảy: sau khi ăn một thời gian thấy đau, sôi trong bụng buồn đi  tiêu. Số lần đi đại tiện tăng lên nhiều lần, bị ỉa chảy. Ngoài ra kèm theo chướng  bụng, đầy hơi, chuột rút, toát mồ hôi…Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể suy kiệt,  mất nước nghiêm trọng hơn là ngất xỉu, sốt cao.

 - Thân nhiệt tăng: triệu chứng này thường xuất hiện trong hoặc sau khi bị  tiêu chảy nhiều lần.

 - Đau nhức đầu: đây là những biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thức ăn,  những cơn đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và mức độ  ngộ độc.

4. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh  nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn  xuống lưỡi cho đến khi nôn được.Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi  nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét  nghiệm.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với  một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê  muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ  bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng  tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa  ruột và có những điều trị cần thiết.

5. Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân

Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình quý phụ huynh và các em học  sinh cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:  1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải  được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ  bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.  

3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức  ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.  

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng  đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho  trẻ nhỏ không nên dùng lại.  

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được  đun kỹ lại.  

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu  chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián  tiếp với các bề mặt bẩn.  

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. Nếu tay có vết thương hãy băng  kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.  

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất  kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát  đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.  

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ  thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất.  Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.  

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi,  vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn  thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.  

 

6. Khuyến cáo đến các bậc PHHS và nhà trường của Trung tâm Y tế  huyện Thanh Miện.

- Không cho các cháu uống, liên hoan Trà sữa vào các buổi sáng sớm để  tránh xảy ra tình trạng “ Say” trà sữa, nhầm với ngộ độc thực phẩm. Trong thành

phần của trà sữa có “ Tanin” dễ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, cảm giác khó chịu  khi uống lúc đói.

- Trong các bữa ăn hàng ngày hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc  “ Cá biển”, “ Ngao”… Vì trong cá biển, ngao… có chứa chất Histaminne gây ra  ngộ độc thực phẩm

3. Đối với sữa và các chế phẩm từ sữa lên mua các đơn vị có thương hiệu  uy tín, có nhiều trường sử dụng . Tránh mua các đơn vị nhỏ lẻ, khó kiểm soát chất  lượng.

4. Các bậc phụ huynh, không nên cho trẻ tiền, mua quà vặt từ các quán hàng  rong, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh gần cổng trường, giáo  dục con em không ăn quà vặt và tuyệt đối không nhận thực phẩm từ người lạ. 

Trên đây là bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm, rất mong  các quý thầy cô, các bậc PHHS và các em học sinh thực hiện tốt để đảm bảo sức  khoẻ cho chính mình và gia đình, nhà trường.

                                                                                                 Đoàn Tùng, ngày 14 tháng 10 năm 2024

                       

 Người viết

Đào Thị Thuỷ

                                                                                                                    

                                                                                                                            

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN TÙNG ... Cập nhật lúc : 8 giờ 47 phút - Ngày 4 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Thư viện nhà trường trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh cuốn sách “Tình thầy trò”. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 38 phút - Ngày 4 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
THÔNG BÁO DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA SỬ DỤNG TRONG TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 14 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Đoàn Tùng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024- 2025. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 40 phút - Ngày 4 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
BẢN TIN CÔNG KHAI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TH ĐOÀN TÙNG NĂM HỌC 2024-2025 (Theo Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT ngày 03/6/2024) ... Cập nhật lúc : 21 giờ 51 phút - Ngày 29 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
THÔNG BÁO Công khai thông tin cơ sở vật chất của trường tiểu học năm học 2024-2025 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH MIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN TÙNG ... Cập nhật lúc : 9 giờ 23 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Biểu mẫu 05 (Kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Cam kết chất lượng giáo dục của Trường tiểu học năm học 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 19 phút - Ngày 29 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
BÁO CÁO Kết quả thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 34 phút - Ngày 29 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
CHIỀU NGÀY 23/10/2024 , TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN TÙNG PHỐI HỢP VỚI CÔNG AN XÃ TỔ CHỨC H⚡️HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN TÙNG⚡️ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 4 phút - Ngày 26 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân: do vi sinh vật, hoá chất độc do bản thân thực phẩm có chất độc, do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất. Trong mùa hè, nhiệt độ môi trường thường ... Cập nhật lúc : 22 giờ 23 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG